So sánh giữa Slime® và polyacrylamide

Un article du site scienceamusante.net.
Révision de 13 mai 2008 à 09:14 par WikiSysop (discuter | contributions)

(diff) ← Version précédente | Voir la version courante (diff) | Version suivante → (diff)

Chúng ta đã làm thực nghiệm và tạo ra 2 gel trong các thí nghiệm trước : Slime® và polyacrylamide. Cả hai đều là gel nhưng bản chất thì khác nhau : một là chất lỏng, một là chất rắn. Vậy, sự khác biệt thật sư giữa chất rắn và chất lỏng là gì ? Làm sao có thể giải thích sự khác nhau giữa liên kết vật lý và liên kết hóa học ? Thí nghiệm sau đây sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó.

1 Dụng cụ và hóa chất

2 Quy trình tiến hành thực nghiệm

Những miếng polyacrylamide màu da cam.Gel polyacrylamide là một chất rắn, nó không bị biến dạng mà giữ nguyên hình của khuôn (bên trái) trong khi gel Slime® không có hình dạng cố định, nó bị chảy và dàn trải ra mặt phẳng, Slime là một chất lỏng nhớt (bên phải).

Tiến hành những phép so sánh sau đây trên hai gel, quan sát sự khác nhau :

  • Đặt 2 gel lên mặt phẳng nhẵn hoặc trong một lọ đựng : Slime® sẽ chảy mềm và tạo thành một khối lỏng phẳng hoặc theo hình dạng của lọ đựng, trong khi polyacrylamide thì giữ nguyên hình dạng của nó.
  • Đặt một mẩu giữa 2 ngón tay : Slime® chảy mềm và rớt xuống trong khi PA không chảy.
  • Tách gel thành 2 miếng rồi gắn liền chúng lại với nhau : Slime® sẽ hợp lại thành một khối trong khi PA không thể gắn liền được.
  • Đặt 2 gel ở độ cao khoảng 30 cm so với mặt phẳng nhẵn, thả chung sơi xuống : Slime® sẽ nảy nhưng rất khó khăn, trong khi PA nảy dễ dàng.
  • Đốt nóng 2 gel trong chậu thủy tinh (hoặc để trong một cái chảo nhúng vào nước nóng) : Slime® trở nên lỏng và chảy nhanh hơn, trong khi PA không thay đổi, không chảy lỏng.

3 Giải thích

  • Trong gel được tạo nên từ polyacrylamide, nhưng chuỗi phân tử dài được liên kết với nhau bởi các liên kết hóa học, là những liên kết hóa trị vững chắc. Kết quả, ta sẽ thu được một vật liệu đàn hồi nhưng là chất rắn (so sánh số 1 và 2). Sự đứt gãy những liên kết hóa trị này mang tính không thuận nghịch, chúng không thể tạo lại liên kết một khi đã bị đứt gãy (so sánh số 3). Những liên kết hóa học đảm bảo sự vững chắc tổng thể của toàn bộ vật liệu, ngay cả khi vật liệu chứa đến 95% nước, như hình ảnh một miếng xốp thấm. Khi vật liệu nảy trên một bề mặt, mạng vật liệu cứng bị biến dạng nhưng chúng có xu hướng quay trở lại ngay trạng thái ban đầu, chính vì vậy mà gel PA có khả năng nảy tương đối tốt (so sánh số 4). Nhiệt độ không quá cao không thể làm đứt được liên kết hóa học (so sánh số 5)
  • Trong gel Slime®, những chuỗi phân tử được tạo mạng lưới một cách vật lý, bằng những liên kết hydrô và tương tác van ver Waals, đây là những liên kết không quá vững chắc. Gel Slime® ủa toàn khối vật liệu không đủ mạnh để ngăn cản sự biến dạng của vật liệu. Khi vật liệu bị đập xuống bề mặt nhẵn, những chuỗi phân tử (những sợi mỳ) trượt trên nhau và xen kẽ vào nhau, động năng lúc này bị tiêu hao bởi sự cọ xát giữa những chuỗi phân tử, do vậy mà Slime® nảy kém hơn so với PA (so sánh số 4). Chỉ cần một nhiệt độ vừa phải cũng đủ để làm đứt gãy liên kết vật lý do sự dao động nhiệt của những phân tử. Lực đảm bảo độ cứng chắc của Slime® không lớn nên chúng sẽ trở nên lỏng khi bị đun nóng (so sánh số 5). Khi trở lại nhiệt độ thường, chúng lại có tính chất vật lý như ban đầu.

4 Những điều cần ́lưu ý

Cần phải rửa tay sau khi đã cầm vào polyacrylamide. Cẩn thận bị bỏng khi đung nóng.